Tranh sơn dầu
"Từ xa xưa, khi bắt đầu biết vẽ, con người đã chủ ý tìm kiếm những chất liệu tốt để vẽ và mong tranh có màu sắc đẹp bền vững. Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết dùng màu trộn với dầu để vẽ, nhưng chất liệu lúc này vẫn rất thô sơ, còn nhiều nhược điểm và hạn chế. Trải qua thời gian, nhiều thế hệ họa sĩ đã dày công tìm tòi nguyên liệu, mày mò tự chế ra sơn vẽ."
Sơn dầu
Sơn dầu là một loại họa phẩm được làm từ sắc tố (pigment), thường dưới dạng bột khô được nghiền kỹ với dầu lanh (cây gai) hay dầu cù túc. Tuy nhiên, việc chế màu đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn để tránh pha trộn, gây những phản ứng hóa học giữa các chất màu bởi sắc tố có thể là nguyên liệu khoáng, nguyên liệu hữu cơ hoặc nguyên liệu hóa học.
Sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh (dễ dàng phủ kín lớp sơn khác ở dưới, trừ các màu có tính đặc biệt).
Cũng có lúc người ta dùng từ "màu dầu" thay cho từ "sơn dầu" với ý định chỉ chất liệu dùng trong tác phẩm.
* 1 Quá trình tìm ra sơn dầu
* 2 Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu
* 3 trường phái ấn tượng
* 4 Trường phái lập thể
* 5 Việt Nam
Quá trình tìm ra sơn dầu
Nhưng phải đến thời anh em họa sỹ Van Eyck (khoảng 1390-1441) họ mới có thành công lớn trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu đến thời kỳ này đã trong trẻo tươi sáng hơn, có độ bóng đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách của thời gian.
Từ đó, sơn dầu được sử dụng rộng rãi, được dùng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Có thể nói, việc hoàn thiện chất liệu sơn dầu là một cuộc cách mạng kỹ thuật lớn, làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ tranh.
Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu
Có nhiều loại sơn dầu chất lượng màu cũng khác nhau: mỗi thứ đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Các màu sơn được chế tạo bởi nguyên liệu khoáng chất thường cho ta chất sơn tốt hơn cả.
Người sản xuất sơn dầu thường lập ra bảng phân loại hoặc dùng kí hiệu in trực tiếp lên ống sơn để giới thiệu màu tốt hoặc màu kém cho người vẽ tiện dùng.
Người vẽ cần có kiến thức về chất liệu sơn dầu thì tranh mới bảo tồn được lâu. Ví dụ: nếu dùng sơn pha ít dầu quá thì dễ gây nứt rạn tranh, nếu dùng dầu lanh pha với màu sáng sẽ làm màu ấy mau ngả vàng, ...
Trường phái lập thể
Là một cuộc cách mạng trong hội họa đầu thế kỷ 20. Trong các tác phẩm nghệ thuật của trường phái lập thể, các đồ vật hay đối tượng của bức tranh được chia nhỏ, phân tích tái hiện lại theo hình thức trừu tượng hóa. Thay vì miêu tả các đối tượng từ một góc quan sát, các nghệ sỹ mô tả chúng theo nhiều góc độ khác nhau. Thường thì các bề mặt của vật thể sẽ cắt nhau theo các góc độ ngẫu nhiên và khó thấy được chiều sâu của vật thể. Nền của bức tranh và các vật thể được mô tả chồng chéo lên nhau để tạo ra nét mơ hồ khi quan sát không gian của tác phẩm. Đó chính là đặc điểm chính của trường phái lập thể. Các họa sỹ nổi tiếng nhất của trường phái này có thể kể đến Pablo Picasso, Georges Braque và Juan Gris.
Tôi xin giới thiệu với các bạn một vài tác phẩm của Georges Braque. Georges Braque (13-5-1882, 31-8-1963) là một họa sỹ và nhà điêu khắc người Pháp. Ông và Pablo Picasso được coi là những người sáng tạo ra trường phái lập thể
Violin and Candlestick
Still Life Pitchers
Hommage à J. S. Bach
Salvador Dalí (1904-1989) là một trong những hoạ sỹ người Tây Ban Nha nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Ông được biết đến như một hoạ sỹ theo chủ nghĩa siêu thực với các tác phẩm mô tả những hình ảnh chỉ thấy trong các giấc mơ, những con quái vật và những hình ảnh ấn tượng khác.
Các tác phẩm của ông phải nói là tuyệt hảo về kỹ thuật sáng tác và có sự ảnh hưởng của Chủ Nghĩa Phục Hưng (Renaissance). Là một người giàu trí tưởng tượng và tài năng, ông thích làm những cái gì đó khác biệt như vẽ các bức chân dung tự hoạ rất kỳ quái.
(The Persistence of Memory - Sự Bền Bỉ của Trí Nhớ hay còn gọi là Melting Clocks - Những Chiếc Đồng Hồ Đang Tan - 1931). Đây có lẽ là bức tranh mà các bạn đã gặp ở đâu đó rồi.
Và một số tác phẩm khác (In Voluptate Mors - 1951)
Young Virgin Autosodomized by Her Own Chastity
Trường phái ấn tượng
Trường phái ấn tượng hình thành từ Paris hiện đại. Đó là chất xúc tác, là nơi xuất phát và là chủ đề của trường phái ấn tượng. Trong thập niên 1850, Paris vẫn còn là một thành phố thời Trung cổ với những con đường quanh co, nhỏ hẹp, thiếu vệ sinh và thiếu cả ánh sáng. Vào khoảng thập niên 1870, thời hoàng kim của trường phái ấn tượng, thành phố cũ già nua này đã bị phá bỏ thành bình địa để từ đó xây dựng lại một thủ đô với những đại lộ dài, với hàng dãy tiệm cà phê, nhà hàng, và nhà hát. Đặc điểm của trường phái Tác phẩm của Alfred Sisley
Những bức tranh thuộc trường phái ấn tượng được vẽ bằng những nét cọ có thể nhìn thấy được, sự pha trộn không hạn chế giữa các màu với nhau và nhấn mạnh đến sự thay đổi và chất lượng của độ sáng trong tranh.
2 ý tưởng đáng chú ý trong trường phái này là: Bức tranh được vẽ rất nhanh với mục đích là ghi lại một cách chính xác tổng quan của khung cảnh.Tiếp theo sau là thể hiện một cái nhìn mới,nhanh và không định kiến; khác với trường phái hiện thực,tự nhiên. Các họa sĩ tiêu biểu
* Mary Cassatt
* Paul Cezanne (tuy sau này đã rời bỏ phong trào)
* Edgar Degas
* Max Liebermann
* Édouard Manet (tuy Manet không xem mình thuộc phong trào)
* Claude Monet
* Berthe Morisot
* Camille Pissarro
* Pierre-Auguste Renoir
* Zinaida Yevgenyevna Serebryakova
* Alfred Sisley
Degas (1834-1917) là nghệ sỹ người Pháp theo trường phái ấn tượng. Ông cũng được coi là cha đẻ của trường phái này. Trường phái ấn tượng được coi là một cuộc cách mạng trong nghệ thuật, đặc biệt là mỹ thuật trong giai đoạn ngắn 1860-1870 và bắt nguồn từ chủ nghĩa hiện thực. Màu sắc được dùng chủ yếu là màu chói nhưng vẫn tập trung vào hiệu quả của ánh sáng. Hai tên tuổi lớn của trường phái này còn phải kể đến là Claude Monet và Pierre Auguste Renoir.
Sau đây tôi xin giới thiệu với các bạn một vài tác phẩm của Degas. Các bạn chú ý, các tác phẩm theo trường phái ấn tượng càng nhìn gần càng xấu vì thế dể thấy được cái "ấn tượng" của chúng, chúng ta nên nhìn lướt toàn cảnh bức tranh Shocked tác giả Pierre-Auguste Renoir (1841-1919). Ông là một hoạ sỹ hàng đầu ngưòi Pháp. Các tác phẩm của ông thường sặc sỡ màu sắc và ánh sáng. Không giống như các nghệ sỹ ấn tượng khác, ngoài phong cảnh ông còn vẽ người.Tôi xin giới thiệu với các bạn tác phẩm "On the Terrace" hay còn gọi là "Hai chị em" vẽ năm 1881
Edward Hopper (1882 – 1967) là một họa sỹ người Mỹ được nhớ tới với các tác phẩm mô tả nỗi cô đơn hiu quạnh của cuộc sống đương đại Mỹ.
Sinh ra tại New York, Hopper vẽ và các loại hình nghệ thuật mang tính thương mại lúc bấy giờ. Một trong những người thầy của ông đã khuyến khích các học trò dùng nghệ thuật để làm xáo trộn thế giới. Các tác phẩm của Hopper mô tả những thực tế của cuộc sống thành thị. Năm 1925 ông sáng tác tác phẩm "Căn nhà bên tuyến xe lửa", một tác phẩm cổ điển đánh dấu sự trưởng thành của ông. Tác phẩm này là sự khởi đầu cho một loạt các tác phẩm mô tả cuộc sống thành thị và nông sử dụng các nét vẽ sắc cạnh và khối hình lớn kết hợp với những ánh sáng phi logic để ghi lại những tâm trạng cô đơn, hiu quạnh. Các tác phẩm của ông mô tả sinh động cuộc sống Mỹ với nhà ga, nhà trọ, tuyến xe lửa và những con đường vắng vẻ. Đôi khi ông còn được người ta so sánh với Norman Rockwell, một họa sỹ cũng rất nổi tiếng khác của Mỹ.
Việt Nam
Cách vẽ của Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc
Nguồn: http://www.voer.edu.vn/module/son-dau
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét