Levitan là một họa sĩ người Nga. Ông được nhiều thế hệ họa sĩ phong tặng danh hiệu "họa sĩ bậc thầy về thể loại tranh phong cảnh". Qua nét vẽ của ông, thiên nhiên làng quê nước Nga hiện lên thật yên bình và đầy chất thơ.
Levitan sinh ngày 30/8/1860 tại tỉnh Linthuania, và về bên Chúa khi mới 40 tuổi. Gia đình Levitan rất nghèo nhưng thấy con đam mê hội hoạ, cha mẹ cố gắng tằn tiện để chu cấp cho ông học hành đến nơi đến chốn.
Hai năm học tại trường Mỹ thuật và Kiến trúc Matxcơva, một trong những cái nôi đào tạo hoạ sĩ danh tiếng nhất tại Nga, đã giúp ông khơi nguồn phát triển khả năng sáng tác. Các họa sĩ bậc thầy lúc đó như Vasilii Perov, Aleksei Savrasov và Vasilii Polenov vì cảm phục tài của cậu học trò Levitan, đã giúp đỡ rất nhiệt tình. Sự dìu dắt đó góp công lớn tạo nên phong cách sáng tác tranh phong cảnh của hoạ sĩ.
|
Căn nhà bên cây đậu chổi (1880).
|
Năm 1879, tên tuổi Levitan nổi tiếng khắp nơi, nhiều cuộc triển lãm được tổ chức và giới phê bình đánh giá rất cao. Năm 1883, ông làm quen với nhà văn Anton Chekhov và cùng nhau chu du tại nhiều làng quê khắp nước Nga. Phong cảnh tại vùng đất mới đã tạo cảm hứng cho hoạ sĩ sáng tác những bức tranh thiên nhiên tuyệt vời. Khoảng năm
1890, ông sang Pháp và ngay lập tức bị cuốn hút bởi trường phái ấn tượng của các hoạ sĩ Paris, điều này thể hiện rõ trong tác phẩm The Lake: Russia.
Nhiều tác phẩm ra đời sau giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể, nét vẽ phóng khoáng và sử dụng gam màu mạnh hơn. Bên cạnh đó phong cách sáng tác của danh hoạ Vincent Van Gogh cũng được ông nghiên cứu học tập.
|
Làng vào mùa (1880). |
Tuy nhiên, chính sự thay đổi này đã gây cho ông nhiều rắc rối. Một số người ghen tức với tài năng của Levitan cho rằng, sau chuyến ra nước ngoài ông đã phản lại phong cách vẽ truyền thống của nước Nga. Tháng 9/1892 ông bị giam lỏng ở làng Boldino. Mãi sau này, nhờ sự can thiệp của bạn thân, ông mới thoát khỏi đại nạn.
|
Hồ Overgrown (1887). |
Sau cú sốc tinh thần đó, thái độ với cuộc sống của ông thay đổi hẳn. Ông sống lặng lẽ, tâm trạng u buồn và điều này thể hiện rõ trong phần lớn tác phẩm gia đoạn này. Khi Levitan sắp từ giã cõi đời cũng là lúc tên tuổi cùng tài năng của ông được minh oan. Ông được bầu làm viện sĩ và ghi danh vào Viện Hàn lâm Saint Petersburg.
Nguồn: http://vietdautay.violet.vn
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét