Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Phục Sinh

Lễ Phục Sinh là một ngày lễ quan trọng đối với những người theo đạo Công giáo, là ngày lễ kỉ niệm sự phục sinh của Chúa Giê su từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên cây thập giá. Đây là một sự kiện quan trọng không kém ngày lễ Giáng sinh. Lễ Phục Sinh thường diễn ra vào khoảng tháng 3, tháng 4 hãng năm.

Nguồn gốc của ngày lễ Phục Sinh

Ngày lễ Phục Sinh có nguồn gốc từ châu Âu, tuy nhiên ngày nay đã được lan rộng ra trên toàn thế giới. Trong Kitô giáo Tây phương, lễ Phục Sinh đánh dấu việc kết thúc 40 ngày chay tịnh – giai đoạn ăn kiêng và sám hối để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh - giai đoạn này bắt đầu vào Thứ tư Lễ Tro và chấm dứt vào khuya Thứ bảy Tuần Thánh. Lễ Phục Sinh được tổ chức vào ngày chủ nhật.

Vào những ngày này, trên thế giới các nghi thức tưởng niệm được diễn ra và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động của người Công giáo, đặc biệt là trong Tuần Thánh - tuần trước ngày lễ Phục Sinh (Holy Week) và nhất là Tam Nhật Phục sinh hay Tam Nhật Thánh (ba ngày trong cuộc thương khó tử nạn và phục sinh của Chúa Giê su.
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Phục Sinh

Trong khoảng thời gian này, theo Giáo Luật, những người theo đạo Công giáo hạn chế các hoạt động vui chơi giải trí, các hình thức phô trương, lễ cưới... Bên cạnh đó, các tín hữu Công giáo có hai ngày giữ chay hàng năm đều nằm trong mùa Thương khó này.

Tại Việt Nam, từ khi đạo Công giáo du nhập vào, những hoạt động tín ngưỡng trong mùa này đã được “Việt hóa” bằng nhiều cách cho phù hợp với truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Tại các giáo xứ, nhiều nơi đã diễn tả lại những hoạt cảnh cuộc chịu nạn của Chúa Giêsu trong các Nhà thờ, các khuôn viên tôn giáo.

Những ngày lễ Phục Sinh, cũng là những ngày người Công giáo nhiều nơi nhớ đến và chia sẻ với những người bất hạnh trong xã hội bằng nhiều hình thức như thăm viếng, tặng quà, động viên nhiều trại phong, những người mồ côi, bệnh tật…

Những ngày lễ Phục Sinh đã trở thành những ngày lễ hội vui mừng sau 40 ngày trong mùa Thương khó. Các Giáo xứ, Giáo phận ở Việt Nam đã cử hành các Thánh Lễ, các nghi thức tưởng niệm cùng nhịp với Giáo hội Công giáo thế giới.

"Quả trứng Phục Sinh"? "Easter Egg".
Theo một phong tục cổ từ những người Ai Cập, Ba Tư (Perse) vào ngày Xuân phân (21/03), bắt đầu một năm mới, bạn bè thường trao đổi cho nhau các quả trứng có tô điểm màu sắc, vì coi đó như là điều tốt lành, vì từ trứng xuất hiện lên sự sống.
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Phục Sinh 2
Trứng phục sinh.

Phục Sinh (Easter) gắn liền với hình tượng chú thỏ Phục Sinh (biểu tượng của khả năng sinh sản) và những quả trứng Phục Sinh nhiều màu sắc (tượng trưng cho những sinh linh mới được ra đời). Theo truyền thống, các quả trứng Phục Sinh, thường được tô bằng màu sáng với ý nghĩa là màu của các tia nắng mùa xuân, được dùng trong những trò chơi trong lễ Phục Sinh hoặc được tặng cùng với các món quà cho trẻ em.

Vào ngày này, người ta thường chơi trò "Tìm trứng Phục Sinh". Buổi sáng ngày lễ, tất cả trẻ em cùng tham gia cuộc tìm kiếm những quả trứng mà chú thỏ Phục Sinh đã giấu ở đâu đó, khi chúng còn đang ngủ. Phần thưởng cho người may mắn tìm thấy quả trứng Phục Sinh có thể là những chiếc kẹo hoặc những món quà thú vị.

Có xuất xứ từ một ngày hội truyền thống, "Easter Egg" đã trở thành một khái niệm riêng trong lĩnh vực tin học, nhằm chỉ những bí mật giấu trong các phần mềm máy tính. Với một phần mềm tất cả những điều bạn chưa biết đều có thể được coi là bí mật.

Nguồn: Tổng hợp.

Xem thêm: Những sự kiện liên quan đến con số 7 tại Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét