Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Phong thủy nhà như thế nào là tốt

Trong xây dựng hiện nay người ta rất coi trọng yếu tố phong thủy. Phong Thủy ngày nay càng được người Âu Mỹ chấp nhận và ứng dụng mỗi khi khai trương công ty, xây cất nhà cửa, trang trí nội thất… 
Phong thủy nhà như thế nào là tốt ?

Trong ba yếu tố thành công: Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa thì chúng ta chỉ chủ động được hai yếu tố sau cùng. Địa lợi chính là phong thủy giúp ta có an cư thì mới lạc nghiệp được. Nhân hòa là sự quyết tâm cải sửa số mạng của con ngườị Còn yếu tố Thiên thời là do Trời cho ai số giàu thì người ấy được hưởng?

Nguyên tắc chính yếu của khoa Phong Thủy là ở quanh ta có những luồng khí lực tốt xấu lẫn lộn di chuyển một cách vô hình. Chúng ta phải biết cách sắp xếp làm sao để có thể làm vượng những khí lực tốt, ếm nhẹm những khí lực xấu, thay đổi hướng đi của chúng nếu cần, để đem lại phúc lợi cho gia đình, tránh bệnh tật và xui xẻọ
Sau đây là một vài nguyên tắc cơ bản trong Phong Thủy thực dụng giúp quý vị khi chọn mua một căn nhà xem xét những gì là quan trọng nhất:

1. Cửa chính ra vào
Phòng này ở tại bất cứ nơi nào trong nhà cũng đều xấu, dù có giữ gìn sạch sẽ thì nó vẫn là cái cầu tiêu. Nếu cầu tiêu ở chình ình giữa nhà hay ngay cửa chánh ra vào sẽ làm tiêu tán hết sinh khí của căn nhà.

Cửa chính ra vào của một ngôi nhà rất quan trọng, chiếm ảnh hưởng trên 60% về toàn diện phong thủy tốt, xấu cho căn nhà. Kích thước của cửa chính cũng phải tương xứng với nhà. Nhà nhỏ, cửa lớn thì tiền tài khó tụ và nhà lớn mà cửa nhỏ quá thì khó phát đạt. Thước Lỗ ban cũng được dùng ở cửa chính nàỵ Nhưng không tin được kích thước Lỗ ban trong sách báo khác nhau vì chưa kiểm nghiệm đúng sai, rất phức tạp!
Cửa chính bị phạm:
- Nhà ở ngã ba hoặc con đường chữ Y trước mặt.
- Nhà ở có đường xe lửa hoặc “Free-Way” chạy ngang.
- Nhà bị cây đòn giông đâm vào cửa hoặc bị một cây to đơn độc án ngữ trước cửa chính.
- Nhà bị một con đường thẳng đâm vào.
- Nhà ở đối diện với chùa, nhà thờ, nghĩa địa, nhà quàn, bót cảnh sát, nhà thương…
Cũng nên có hai ngọn đèn ở hai bên để soi sáng cửa ra vào lúc đêm tối và nên trang trí hai bên bằng những chậu hoa, chậu kiểng cho đẹp mắt. Nếu vi phạm phong thủy cần đặt một cặp sư tử, kỳ lân hay rồng bằng đá để bảo vệ an ninh vững bền cho căn nhà.
Phong thủy nhà như thế nào là tốt, phong thủy nhà, thế nào là phong thủy tốt 1
Phong thủy nhà như thế nào là tốt.
2. Địa điểm và hướng nhà

Chọn được địa điểm tốt tùy theo hoàn cảnh là việc quan trọng hàng đầụ Thứ đến là hướng nhà theo Địa lý Bát Trạch dựa vào tuổi của gia chủ theo cung Phi: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài để tìm 4 hướng tốt và tránh 4 hướng xấụ Thí dụ: Gia chủ là tuổi Nhâm Ngọ (sinh năm 1942), cung Phi coi hướng nhà Nam thuộc cung Tốn được 4 hướng tốt: Chính Bắc được Sinh Khí; Chính Đông được Diên Niên; Chính Nam được Thiên Y và Đông Nam được Phục Vị.
Nếu nhà ở mặt tiền, cửa chính quay về một trong 4 hướng tốt này mới hợp hướng thì gia đạo được bình an vô sự. Ngược lại, nhà mặt tiền quay về một trong 4 hướng xấu, thường gây ra nhiều khó khăn về sau. Tuy nhiên có cách để hóa giải cải sửa gọi là “Địa Lý Yểm Trấn” nhưng phải gặp được Thầy Địa Lý chính tông rất khó tìm kiếm đúng. Coi chừng thầy giả thì nhiều!

3. Phòng khách
Bước vào trong nhà thấy phòng khách ngay là tốt. Bộ ghế “salon”, ghế chủ là ghế dài luôn luôn kê hướng ra lối vào để đón khách thì mới có quý nhân đến giúp đỡ cho gia chủ khi cần.
Cũng cần chú ý đến các góc hướng tại phòng khách.
Góc tài lộc ở tại góc Đông và Đông Nam, hành Mộc, nên đặt tại đây những chậu cây xanh hoặc các biểu tượng về tài lộc như cóc ngậm đồng tiền, phúc lộc thọ, ông Thần Tàị.
Góc Đông Bắc chủ về kiến thức, hành Thổ, nên để một cây đèn đứng có chụp đèn ngửa lên trên để dùng ánh sáng dấy động khí âm dương.
Góc phía Tây, hành Kim, chủ về con cái, dùng phong linh bằng kim khí và đặt các đồ vật bằng kim loại như tượng, bình hoa, cúp bạc, TV, máy hát…
Góc Tây Nam, hành Thổ, chủ về hạnh phúc nên để các biểu tượng về tình yêu bằng sành sứ như 2 con vịt, cặp thiên nga hoặc các biểu tượng khác bằng thạch cao, đá quý, hoa mẫu đơn…
Góc Tây Bắc chủ về quý nhân, hành Kim, nên treo tại đây một phong linh bằng kim khí có 6 hoặc 8 ống.
Góc phía Bắc thuộc Thủy, chủ về nghề nghiệp, đặt hồ cá cảnh, tranh ảnh có biểu tượng về nước.
Góc phía Nam chủ về danh vọng, hành Hỏa, đặt một đèn chùm tại đây, đèn càng sáng càng tốt.
Tránh bày biện quá nhiều: không sơ sài quá cũng không bề bộn quá. Nên giữ mức độ trung dung là tốt.

4. Phòng ngủ
Sau một ngày làm việc mệt nhọc, mọi người cần được nghỉ ngơi thoải mái để lấy sức hoạt động trở lại bình thường. Có một số nguyên tắc nên tuân theo là:
- Giường ngủ phải có đầu giường bằng gỗ tốt hơn bằng đồng; kê sát vào tường để có được vị thế vững vàng. Vị trí giường cũng được đặt tại hướng tốt theo con số bát quái của mỗi ngườị - Không để đèn quá sáng, tránh dùng màu nóng như màu đỏ. Nên dùng màu xanh, màu sậm nhưng không dùng màu đen.
- Không nằm dưới những cây xà ngang tạo ra một lực có sức ép lên người nằm ngủ, gây chứng khó thở, nhức đầu, dễ mất ngủ.
- Không đặt đầu giường bên dưới cửa sổ, hoặc nằm ngay sát cửa sổ để tránh khí quá mạnh ập vào phòng gây xáo trộn giấc ngủ.
- Không gắn kiếng trong phòng ngủ, bất cứ tại nơi nào.
- Không kê đầu giường hướng về cửa phòng tắm và cầu tiêu.
- Giường ngủ tuyệt đối không quay chân ra hướng cửa phòng vì đây là vị trí của cỗ quan tài người chết.
Nói tóm lại, phòng ngủ là nơi tĩnh dưỡng sau một ngày làm việc mệt nhọc. Không nên để quá nhiều sách vở, giấy tờ vật dụng, mà cần sạch sẽ, gọn gàng, thoáng mát. Nên dùng chăn nệm bằng vải sợi thiên nhiên, độ ẩm đúng mức vừa phảị Tranh ảnh trang trí nên có màu sắc hòa hợp, tạo không gian đẹp mắt nhẹ nhàng.
Tránh dùng tranh ảnh gợi dục dễ làm tinh thần căng thẳng.

5. Nhà bếp và phòng ăn

“Lửa đi trước, nước đi sau”. Khi dọn đến một ngôi nhà mới, người mình thường đem gạo muối vào bếp trước. Sau đó, đun một ấm nước sôi làm phép để biểu tượng cho sự no ấm nơi cư ngụ mới này cũng hay.
Không đặt lò nấu bếp tại góc Tây Bắc của nhà bếp. Nếu bếp không được hợp hướng thì có thể xoay nồi cơm điện, “microwave” và điều cần thiết là chỗ cắm điện của nồi cơm và “microwave” phải quay về hướng tốt của gia chủ.
Phòng ăn thường liền với nhà bếp cho tiện lợi. Khi ngồi ăn, đừng ngồi dưới cái cầu tiêu ở trên lầu. Còn ở dưới nhà, thì mặt đừng hướng về cửa phòng nàỵ
Vị trí tốt nhất là phòng ăn ở giữa nhà. Các bàn ghế nên sắp xếp theo dạng hình tròn hay hình bầu dục hoặc hình vuông. Phong thủy cho rằng bàn ăn 4 người không tốt bằng bàn 6 người hoặc 8 người.

6. Phòng tắm và cầu tiêu

Nguyên tắc Phong Thủy nói tóm lại không đối kháng với quan niệm trang trí Âu Mỹ. Phong Thủy có thể bổ túc cho quan niệm xây cất cũng như trang hoàng nhà cửa của toàn thể nhân loại, đem lại sự hợp lý, hợp tình ngày càng được chú ý.

Nằm vào cung Tài bạch thì gia đình suy vi, hao tán; nằm vào cung Tình duyên thì gia đạo bất hòa, tình duyên con cái trong gia đình lận đận; nằm vào cung Tử tức thì con cái học hành khó khăn.
Theo kinh nghiệm hành nghề qua 10 cặp vợ chồng ly dị có tới 7 cặp ly dị đều gặp phải trường hợp bị cầu tiêu đóng tại cung Tình duyên. Nhưng bệnh quỷ có thuốc tiên để hóa giải hữu hiệu là không nên dùng cầu tiêu này nữa là tốt nhất. Nếu không, cũng phải luôn giữ gìn sạch sẽ; nắp bàn cầu đóng lại khi không dùng đến và cửa ra vào cầu tiêu luôn luôn đóng kín.
Riêng tại các nước Á đông như Nhật Bản, Đại Hàn, Hương Cảng, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Tân Gia Ba… việc mời đón Thầy phong thủy đến xem nhà hoặc cơ sở làm ăn và cố vấn cách trang trí đã là chuyện đương nhiên từ lâu.
Nay nhiều cơ sở thương mại, ngân hàng, cao ốc ở Âu Mỹ đã phải mời Thầy phong thủy với hảo ý tránh những khó khăn, đổ vỡ sau nàỵ

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Hai bộ tứ trong hội họa Việt Nam

Trong hội họa Việt Nam người ta thường nhắc đến hai bộ tứ đó là "nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn"  "nhất Sáng, nhì Liên, tam Nghiêm, tứ Phái ". Vậy hai bộ tứ đó gồm những ai, tại sao lại có cách sắp xếp như thế?

Tất cả những họa sĩ trong 2 bộ tứ ấy đều là sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương - một trường cao đẳng được thành lập năm 1925 và nằm trong hệ thống Đại học Đông Dương được chính quyền Pháp bắt đầu xây dựng từ đầu thế kỷ 20. 

Ngay từ những năm 1960 đã xuất hiện trong công chúng thuật ngữ đó để nói về 2 bộ tứ của hội họa Việt Nam "nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn " và bộ tứ thứ 2 "nhất Sáng, nhì Liên, tam Nghiêm, tứ Phái ".Có thể thấy, BXP cùng với 3 người bạn đồng khóa của ông (Sáng-Liên-Nghiêm)đều đã có những thành tựu và tác phẩm quan trọng (từ khi còn trẻ tầm U40) để đủ được xếp vào tứ trụ trong nền mỹ thuật Việt Nam.
Hai bộ tứ trong hội họa Việt Nam gồm những ai 2

Hai bộ tứ trong hội họa Việt Nam gồm những ai 1

Thực tế, đó là do quần chúng tự phong "tước hàm,tước vị" cho các ông từ những năm 60.Tôi nhớ khi xưa,BXP cũng không tỏ ra thú vị hay tán thưởng lắm về sự xếp hạng và đặt tên như thế.Có lần ông còn nói vui :"Người ta nói thế cho có vần điệu chứ thực ra là mượn ý của câu dân gian liệt kê thứ bậc ,chất lượng món cờ tây :“nhất bạch, nhì vàng, tam khoan, tứ đốm”. 

Hai bộ tứ trong hội họa Việt Nam gồm những ai

Đối với bộ tứ thứ nhất,một bộ tứ quan trọng không chỉ về thành tựu sáng tạo mà còn về tính tiên phong của nền hội họa non trẻ của đất nước:"nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn ", Riêng chỗ đứng của Nguyễn Tường Lân xem ra khá mong manh. Thật ra, họa sĩ Nguyễn Tường Lân là một họa sĩ kỳ tài của Việt Nam thời 1930 đến 1946, tuy nhiên ông dã không để lại được nhiều những dấu ấn và những tác phẩm đủ quan trọng để đứng vào nhóm tứ trụ này. 

Có hai họa sĩ sáng giá ,đáng tiếc lại không được đứng vào bộ tứ nào đó là trường hợp: Lê Phổ và Nguyễn Phan Chánh. Lê Phổ có sự nghiệp hội họa được thế giới biết đến như một biểu tượng của sự kết hợp Đông và Tây, các tác phẩm hội họa của Lê Phổ được chào đón trên thị trường nghệ thuật thế giới từ Paris đến NewYork, điều mà chưa có một họa sĩ Việt Nam nào đạt tới và thang giá tranh của Lê Phổ đến thời điểm này vẫn cao giá nhất trên thị trường mỹ thuật thế giới dành cho họa sĩ người Việt Nam.. 

Nếu Lê Phổ có vấn đề không gắn bó với Tổ quốc(ông rời bỏ Việt Nam từ năm 1937 và sống cho đến hết đời tại Pháp ) thì Nguyễn Phan Chánh hoàn toàn đáng được vinh danh,ông là một người đã tạo ra một diện mạo tranh lụa Việt Nam không lẫn vào bất kỳ một phong cách nào đối với các nước có nền tranh lụa lớn nhất thế giới như Trung Quốc và Nhật Bản. 

Trong những buổi trà dư,tửu hậu, bàn luận về các bậc họa sĩ tiền bối,anh em họa sĩ thường ví von họa sĩ Nguyễn Phan Chánh giống như là "Nguyễn Bính" trong hội họa,ý muốn nói nghệ thuật của ông chân chất ,hiền lành và hơi quê quê.Có người còn ví xem tranh của ông nó "nhẹ" như uống bia mặc dù biết rằng bia mà uống nhiều thì vẫn có thể làm người ta say ,nhưng vẫn là bia,nó không phải là chất rượu mạnh như Nguyễn Sáng ,như Bùi Xuân Phái... 

Bộ tứ “Phái - Sáng - Liên - Nghiêm” đều tồn tại với thời gian sau nửa thế kỷ thử thách. Họ, mỗi con người đều có một lịch sử dữ dội, một định mệnh của thiên tài. bộ tứ này chỉ còn lại một mình Nghiêm – Nguyễn Tư Nghiêm, lừng danh với Điệu múa cổ; Thuý Kiều,Kim Trọng; Những con giáp... 

Hai bộ tứ trong hội họa Việt Nam gồm những ai

Ngoài tài năng, cá tính tư duy sáng tạo, lòng đam mê sáng tạo của các ông còn có một yếu tố cực kỳ quan trọng đó là bối cảnh đất nước. Nếu họ không có một lịch sử như thế thì ngọn lửa nào đủ cường độ để tạo ra những vàng ròng của đất nước?Họ là những nghệ sĩ biết bạo gan bơi ngược dòng chủ lưu, tìm ra cho bằng được con đường riêng của mình trong sáng tạo nghệ thuật, làm nên những tác phẩm mà ban đầu rất có thể sẽ bị đón tiếp một cách lừng khừng,ghẻ lạnh nhưng sau này đã trở thành những giá trị được cả xã hội thừa nhận. 

Hãy nhìn vào từng cuộc đời của Phái - Sáng - Liên - Nghiêm, chúng ta sẽ hiểu vì sao có sự sắp hạng và đặt tên như thế. Mỗi người trong số họ có riêng một phong cách nghệ thuật và một số phận dữ dội thật sự hiếm có trong lịch sử hội họa Việt Nam. 
Thế kỷ 20, hội họa Việt Nam sản sinh được hai bộ tứ huyền thoại,mang tầm vóc Quốc tế .Nhưng từ năm 1975 đến nay đã hơn 30 năm, chúng ta không hề có thêm được một họa sĩ "Người Lớn" nào chứ đừng nói có thêm được "bộ tứ huyền thoại".Phải chăng cuộc sống hiện đại và những tiện nghi tiêu dùng đầy đủ ,cùng các phương tiện giải trí phong phú đã triệt tiêu những câu thúc,dồn nén ,những khát vọng sáng tạo của người nghệ sĩ ?

Nguồn: sưu tầm.

Phong thủy cho ngôi nhà đẹp

Phong thủy là yếu tố rất quan trọng khi thiết kế nhà cửa. Thiết kế phong thủy trước khi xây dựng là để việc phân phòng, phân cổng, cửa, hướng nhà, hướng bếp, hướng ban thờ, phòng ngủ, đường nước vào và ra đúng với nguyên lý và kỹ thuật phong thủy, nhằm đảm bảo ngôi nhà xây xong thì mọi người sống trên đó được khỏe mạnh, tinh thần luôn ở trạng thái tốt.

Phong thủy cho ngôi nhà đẹp
Phong thủy coi trọng địa khí lên hàng đầu, vì địa khí sẽ quyết định được mảnh đất đó có tốt cho việc phát triển công danh tài lộc, sức khỏe hay không. Nếu mảnh đất đó mà có "xạ khí" tức là tử khí thì cần phải hóa giải khí đất trước khi xây dựng. Nếu gia chủ không kiểm tra địa khí và thiết kế phong thủy trước khi xây dựng thì khi làm nhà trên đó sẽ rất nguy hiểm và khó hóa giải.
Phong thủy cho ngôi nhà đẹp - phong thủy khi thiết kế nhà 1

Ngôi nhà hợp phong thủy sẽ giúp gia chủ làm ăn phát đạt.

Xét từ góc độ khoa học, ngôi nhà được xây trên thế đất bằng phẳng sẽ có khả năng chịu lực tốt và công trình sẽ có tuổi thọ lâu hơn. Nhưng nếu phải xây nhà trên mảnh đất dốc thì lựa chọn cần chú ý quan sát môi trường xung quanh.

Ngôi nhà đẹp trước tiên phải được tọa lạc trên miếng đất bằng phẳng nằm ở địa thế cao, tránh xậy nhà trên miếng đất nghiêng như thế sẽ khiến những người sống trong căn hộ đó cảm giác lo lắng. Nhà ở nơi đất thấp ngoài việc bị lụt lội mùa mưa, còn bị ẩm mốc mùa hè.

Thiết kế phong thủy trước cũng là việc lựa chọn được các số đo đẹp cho cửa cổng, cửa chính, cửa phụ, cửa sổ, ban thờ sao cho lấy được các số đẹp mang lại may mắn. Ngoài ra, bạn sẽ không phải phá gian nhà này để làm phòng bếp hay thay đổi thiết kế lại ngôi nhà trong quá trình sử dụng. Việc chuẩn bị trước còn tạo cho bạn tư tưởng yên tâm và thỏa mãi để công việc cũng như cuộc sống được tươi mới hơn.

Ngôi nhà đẹp hợp phong thủy không chỉ hài hoà từ hướng nhà, hướng cửa mà còn tử tổng thể phối cảnh xung quanh ngôi nhà.
Phong thủy cho ngôi nhà đẹp - phong thủy khi thiết kế nhà
Phong thủy cho ngôi nhà đẹp - phong thủy khi thiết kế nhà

Mái che mưa (thường ở sân trước nhà) nên làm thành hình vòng cung, tránh làm thành mũi nhọn nếu không sẽ làm bất lợi cho chủ nhà, đặc biệt về sức khỏe.

Khi xây nhà nên có một chút đất trống ở hướng Nam, điều này sẽ rất tốt đối với gia chủ. Dù cho mảnh đất đó để không hoặc sử dụng làm vườn hoa đều đem lại những điều tốt cho mọi nhà. Nếu mặt phía Nam của ngôi nhà đối diện với một vườn hoa thì càng tốt. Nó sẽ tạo ra một không gian thư thái, thoáng mát để nghỉ ngơi cho nhà bạn và đặc biệt cát lợi về mặt phong thủy .

Khi làm nhà, bạn nên cân đối tỉ lệ giữa diện tích nhà và cửa chính, cổng chính. Không nên thiết kế cống chính và cửa chính quá lớn so với diện tích căn nhà. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà mà còn khiến nhà bị hao tài, tán của...

Khi làm nhà, nếu thiết kế không hợp phong thủy sẽ làm gia chủ hao tiền, tốn của.

Nguồn: sưu tầm.